Việc trang bị quần áo bảo hộ giá rẻ cao cấp là sự đầu tư cần thiết và rất hiệu quả cho tất cả doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ ngành nghề nào. Ở vai trò quản lý, bạn sẽ phải quan tâm đến hình ảnh của nhân viên mình trông như thế nào? khi họ là những người đại diện cho công ty bạn.
Đồng phục đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta từ nhiều năm nay. Ta có thể dễ dàng bắt gặp bộ đồng phục ở trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn… Mỗi bộ đồng phục đều mang một thông điệp riêng, nó chính là một dấu hiệu để nhận biết thương hiệu, nó tạo nên cảm giác thống nhất trong cùng một đoàn thể. Đã khoác lên người bộ đồng phục thì ai cũng như ai, đều đang thực hiện công việc của mình. Trong số các loại đồng phục thì đồng phục bảo hộ lao động tương đối đặc biệt. Đặc biệt vì nó không dành riêng cho một ngành nào mà tên gọi của nó dựa vào chức năng “bảo hộ” của bộ đồng phục đối với người sử dụng, ngoài chức năng nhận diện thương hiệu thường thấy ở các đồng phục khác.
Trước hết nên hiểu thế nào là đồng phục bảo hộ lao động. Đây là loại đồng phục dành riêng cho những ngành có tính chất lao động chân tay, có khả năng gặp rủi ro trong quá trình công tác hoặc dùng để phát tín hiệu về một sự việc nào đó. Ví dụ, đồng phục dành cho người lính cứu hỏa phải có tính chất chống bắt lửa, chịu được sức nóng để đảm bảo an toàn cao nhất khi họ làm nhiệm vụ; hoặc đồng phục của người thợ điện phải dùng chất vải có tính chất cách điện tạo thành sản phẩm… Như vậy, ý nghĩa lớn nhất của đồng phục bảo hộ lao động đó chính là giúp người mặc tránh khỏi những nguy hiểm hoặc rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc, bảo đảm an toàn về tính mạng cho họ.
Có rất nhiều ngành nghề cần đến đồng phục bảo hộ lao động. Chúng ta có thể kể đến đồng phục của công nhân xây dựng, thợ điện, thợ nước, thợ hầm mỏ, thợ cơ khí, lính cứu hỏa, công nhân thủy hải sản… Tùy theo đặc trưng của mỗi ngành nghề mà đồ bảo hộ sẽ có yêu cầu khác nhau về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, trong đó kiểu dáng và chất liệu là quan trọng hơn cả.
Kiểu dáng của đồng phục bảo hộ lao động nhìn chung là kiểu áo tay dài, quần dài để đảm bảo có thể che phủ phần lớn diện tích cơ thể, để tăng hiệu quả bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Một số đồng phục bảo hộ lao động còn cần phải có thêm các chi tiết như mũ bảo hộ cho công nhân công trường, thợ điện, áo phản quang cho công nhân cầu đường, công nhân vệ sinh, áo quần có nhiều túi hộp cho thợ cơ khí, găng tay cao su, áo mưa bộ, ủng cho công nhân chế biến thủy hải sản, những ngành có yếu tố độc hại cần phải trang bị thêm mặt nạ than hoạt tính… Cũng giống như những đồng phục khác, đồ bảo hộ lao động cần được in logo của ngành hoặc màu sắc đặc trưng của một số ngành do nhà nước quy định. Ví như, màu cam là của thợ điện, màu xanh dương là của công nhân, màu trắng dùng trong các phòng thí nghiệm hoặc môi trường làm việc vô khuẩn…